Phương pháp phân tích kỹ thuật trade coin được cho là một trong những cách phân tích thị trường được các trader tin dùng trong giao dịch trade coin. Trong bài viết này, Beat Đầu Tư sẽ giới thiệu đến các bạn những thông quát nhất về phân tích kỹ thuật và cách áp dụng trade coin cụ thể nhất.
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật được biết đến như là phương pháp phân tích biến động giá cả trên thị trường tiền điện tử ở trong quá khứ và hiện tại để suy đoán được xu hướng giá của thị trường ở trong tương lai.
Một cách chi tiết hơn, phân tích kỹ thuật là việc các trader dựa vào biểu đồ giá, mô hình nến hay các chỉ báo kỹ thuật để đưa ra dự đoán diễn biến giá của thị trường. Sau đó, họ sẽ đưa ra quyết định mua vào hay bán ra, hoặc tiếp tục giữ các đồng coin một cách hợp lý.
Những nguyên lý cơ bản của phân tích kỹ thuật như thế nào?
- Thứ nhất là giá phản ánh tất cả các thông tin của thị trường: Dựa vào phân tích về giá, chúng ta có thể biết được niềm tin và hành động của nhà đầu tư ở trên thị trường
- Thứ hai là biến động giá của thị trường có xu hướng lặp lại theo thời gian: Hầu hết các nhà giao dịch thường có xu hướng lặp lại các hàng vi đã từng xảy ra ở trong quá khứ, điều này có liên quan đến tâm lý của đám đông.
Một ví dụ minh họa về biểu đồ giá của cặp BTC/USDT như dưới đây:
Các trader dựa vào những nguyên tắc của phân tích kỹ thuật để tìm kiếm các tín hiệu giao dịch đem đến cho họ thêm nhiều lợi nhuận.
Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trade coin chi tiết nhất
Mô hình trade coin vai đầu vai (Head and Shoulder)
Đây là mô hình thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn cuối cùng của 1 xu hướng và là mô hình đảo chiều trong 1 xu hướng trước đó.
Vai đầu vai thuận
Dưới đây là hình ảnh mô phỏng mô hình vai đầu vai thuận:
Yêu cầu cầu của mô hình này chính là các pha dưới cần phải tương đồng nhau. Ngoài ra, khoảng thời gian hình thành vai trái và vai phải xấp xỉ tương đồng với nhau.Tuy nhiên, chúng không thể bằng nhau chính xác 100%, nhưng cũng không được chênh lệch quá nhiều, bởi vì nếu chênh lệch nhiều thì sẽ không còn chính xác nữa.
Mô hình này bao gồm 1 đường cổ (Neckline) màu đỏ. Ngoài ra, trước khi mô hình vai đầu vai hình thành thì đường neckline đóng vai trò hỗ trợ và mức hỗ trợ này khá vững, nguyên nhân là nó đi qua 2 đáy. Hơn nữa, tại thời điểm này thì ta cần chờ đợi hỗ trợ bị phá vỡ và khi giá breakout ra khỏi khu vực đấy sẽ đảo chiều đi xuống, sau đó thì hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự ngay sau đó.
Vai đầu vai ngược
Yêu cầu của mô hình này cũng là các pha thời gian cần phải tương đồng nhau. Ngoài ra, khoảng thời gian hình thành vai trái và vai phải hầu như là tương đồng nhau.
Mô hình này bao gồm 1 đường cổ (Neckline) màu đỏ. Ngoài ra, trước khi mô hình này thành thì đường neckline đóng vai trò là kháng cự và kháng cự này khá bền vững vì nó đi qua 2 đỉnh. Tại thời điểm này, chúng ta cần chờ đợi kháng cự bị phá vỡ và khi giá breakout ra khỏi khu vực đấy sẽ đảo chiều đi lên, sau đó, kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ.
Tiếp theo, khi mà giá quay lại test vùng hỗ trợ thì tiến hành đặt lệnh mua (buy) ở đây. Ngoài ra, lợi nhuận (profit) mục tiêu được tính từ điểm mô hình breakout tính lên 1 đoạn bằng với đoạn đó từ cổ đến đến đỉnh đầu của mô hình và có thể canh chốt lời.
Phân tích kỹ thuật crypto thông qua mô hình tam giác
Mô hình trade coin tam giác (Triangle)
Mô hình tam giác bao gồm 3 loại mô hình khác nhau và mỗi mô hình sẽ có ý nghĩa riêng nhưng mang hình dáng tương đối giống nhau.
Mô hình tam giác tăng (Ascending Triangle)
Hình thứ nhất trên cùng mô phỏng lại hình dáng của mô hình này. Ta sẽ thấy có góc vuông nằm ở phía trên, các đỉnh của giá hầu như là đi ngang và các đáy càng lúc càng tăng lên. Thời điểm này thì lực mua (buy) đẩy giá đi lên và lực bán (sell) lại không đẩy nổi giá đi xuống. Với mô hình này thì giá thông thường sẽ breakout và đi lên.
Mô hình tam giác giảm (Descending Triangle)
Với hình mô phỏng thứ 2 ở hình trên, chúng ta sẽ thấy nó ngược lại với mô hình tam giác tăng, mô hình tam giác giảm có góc vuông nằm phía dưới. Thời điểm này các đáy của giá gần như là đi ngang, các đỉnh của giá càng lúc càng thấp. Điều này thể hiện lực mua (buy) không đủ mạnh bằng lực bán (sell). Và đến khi giá bị breakout khỏi mô hình thì giá sẽ có xu hướng đi xuống.
Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle)
Với hình mô phỏng ở vị trí thứ 3 thì chúng ta sẽ thấy các đỉnh của giá đang hấp dẫn và đáy của giá đang tăng dần. Từ đó, chúng thể hiện được lượt bán (sell) càng ngày càng mạnh và lực mua (buy) càng lúc cũng càng tăng mạnh dẫn đến sự giằng co giữa 2 lựa chọn mua và bán càng lúc càng mạnh mẽ hơn. Lúc này, giá breakout ở phía nào trước thì bên đó sẽ chiếm được ưu thế.
Trên đây là những thông tin chi tiết về phân tích kỹ thuật và Beat Đầu Tư đã giới thiệu đến các bạn, hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp các bạn thực hiện giao dịch thành công!
Xem thêm bài viết cùng chủ đề tại: https://rvcentennial.org/