Cách chăm sóc cho bà bầu và thai nhi
Chú ý không được để thể trọng tăng nhanh. Trong tháng này, thể trọng nên tăng 1kg là tốt nhất.
Sự thay đổi hình thể của thai phụ đã rất rõ: bụng to ra, cử động bất tiện; vết nám do mang thai xuất hiện; có thể có hiện tượng sưng phù, giãn tĩnh mạch… Thai phụ không nên vì vậy mà có áp lực tâm lý vì áp lực tâm lý nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và thai phụ, do đó cần phải tích cực đối mặt với áp lực này.
Thai phụ không nên vì sự thay đổi của cơ thể mà không hoạt động. Vận động thích hợp sẽ giúp cho thai phụ và thai nhi khoẻ mạnh hơn. Nhưng cần chú ý vận động phải ở mức độ vừa phải. Trước khi tiến hành một môn vận động nào đó, thai phụ cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Giai đoạn đầu, thai phụ cần lưu ý:
– Tránh làm việc nặng, chơi thể thao tốn nhiều sức lực để đề phòng sẩy thai.
– Không để bị bệnh nhiễm trùng, nhất là ban nổi hạch Rubela (có khả năng gây dị dạng cho thai nhi).
– Không dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần, dù đang bị mất ngủ. Trước đây đã có những bà mẹ mang thai dùng Thalidomide vì không ngủ được, đến khi sinh, con không có chân, tay.
– Không dùng vitamin A liều cao, ngay cả thuốc thoa bên ngoài để trị trứng cá chẳng hạn.
– Không hút và cũng không hít khói thuốc để thai nhi không bị thiếu oxy.
Đối với các triệu chứng cấn thai, ốm nghén, kinh nghiệm dân gian thường khuyên:
– Uống nước chanh tươi.
– Không để bụng đói.
– Nên ăn làm 5 – 6 bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa “lớn” như người bình thường.
– Nên ăn bắp cải luộc.
Có thể bắt chước các bà bầu ở Anh theo chế độ ăn gồm: chuối, cơm, táo nấu nhừ cộng chút đường, bánh mì nướng, uống trà gừng hoặc gừng đóng viên nang, bia gừng. Buổi sáng ăn 2-3 bánh quy lạt khô với pho mai.
– Đợi 30-45 phút sau hãy uống nước hay đồ uống.
– Trong trường hợp dùng đồ uống bị nôn ói, có thể khắc phục bằng cách ngậm những viên đá làm bằng nước lọc hay nước chanh đóng băng đến khi tan dần trong miệng.
– Có thể uống thêm vitamin B6 (dưới dạng pyridoxine hay pyridoxamine), kết hợp với một thuốc kháng histamine như antihistamine doxylamine (Diclectin).
Chỉ khi nào thai phụ nôn ói trầm trọng, bác sĩ sản phụ khoa mới kê toa những loại thuốc có hiệu quả chống ói như: promethazine, metoclopramide, hay prochlorperazine.
Nguồn: https://rvcentennial.org
Xem thêm bài viết khác: https://rvcentennial.org/suc-khoe